Hành trình đánh cá trên đảo
Ðánh bắt hải sản ở Vàm Láng, Tân Thành... là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công cổ truyền như: nghề câu mực, câu cá song; nghề chã, nghề chài; nghề đào sái sùng; nghề đánh cá đèn v.v.. trong đó hình thức đánh đăng; đóng đáy cũng rất được ưa chuộng.
Theo chân đoàn đánh cá tôi với hành trang chỉ là vài ba bộ đồ như những gì anh em đi biển khác thường chuẩn bị cho mình trước lúc ra khơi, đơn giản thế là vì ghe thuyền rất chật chội hơn nữa ra biển thì chẳng ai lại quan trọng cái việc "chải chuốt" cho mình cả. Tôi cũng không quên trang bị cho mình bộ áo mưa bó sát người thứ mà người đi biển chuộng hơn là áo lạnh, quần jean...
Ly cafe đang uống còn dang dở thì xe chở hàng đã đến, anh em chúng tôi nhanh chóng chuyển hàng lên xe để chở xuống cảng cho kịp con nước. Cuộc hành trình bắt đầu với việc chuẩn bị những thứ tối thiểu như, gạo, muối, xăng dầu và nước đá....
Xe ghé sang hãng nước đá Gò Công, đây cũng chính là lần đầu tiên tôi được tham quan bên trong hãng nước đá Gò Công mặc dù đã sống gần 30 năm trên mảnh đất này. Người công nhân ở đây rất vui vẻ giải thích cho tôi nghe các công đoạn làm và chuyển giao nước đá, chuyện tưởng chừng như đơn giản kia lại là cả một quá trình phức tạp và khép kín.
Sau khi đã chất đầy nước đá vào xe chúng tôi nhanh chóng di chuyển về hướng Đèn Đỏ (Tân Thành) nơi mà tàu ghe đang đậu chờ anh em chúng tôi, câu chuyện phiếm giữa tôi và anh tài xế còn đang dang dở thì đã đến nơi cần đến, chúng tôi vội vàng vận chuyển nước đá lên ghe và nhanh chóng ra khơi khi mà con nước đang rút đi theo từng đợt sóng, lúc ấy đồng hồ trên tay vừa chỉ 16h30 phút.
Ghe ghé ngang trạm bơm nước ngọt để bơm khoảng 1 thùng phuy nước, thứ mà chúng ta thường ngày xem nó tầm thường kia thì trên biển nước ngọt lại được anh em quí đến từng ml, nước này chỉ dùng trong một việc duy nhất là để nấu ăn mà thôi...
Ghe chạy!... ban đầu tôi vẫn chưa quen với sóng biển cho lắm; khó khăn lắm tôi mới chụp được tấm ảnh dưới đây (sóng lúc này chưa cao, lúc sóng lớn thì tôi không dám chụp nữa), quả thật là lần đầu tiên ra biển tôi hơi sợ, mặc dù đã mặc áo phao và ngồi vào một vị trí an toàn tuyệt đối nhưng mà từng cơn sóng bắn vào người là từng đợt tim tôi nhảy loạn xạ, sự sợ sệt đã hiện dần ra nét mặt. Mấy anh em đi biển người thì cười tôi, kẻ thì hù doạ tôi đây là mùa gió chướng. Nhưng tôi cũng trấn an mình với xíu hiểu biết về sóng biển "Tháng 3 bà già đi biển", tôi thầm nghĩ bây giờ là tháng 2 rồi chắc cũng không đến nỗi nào đâu.
Cuộc hành trình của chúng tôi là từ bờ biển chạy ra một hòn đảo nơi có những bãi đăng san sát nhau. Chính nơi đây là điểm đến của hàng trăm chủ đăng; nuôi sò; nuôi nghêu mà chúng ta từng nghe nói đến, nhìn xung quanh bạn sẽ thấy các trạm biên phòng và chòi canh được dựng lên để trấn giữ rất nhiều, thấy thì thấy vậy nhưng mà việc đánh bắt lén nơi đây hầu như vẫn xảy ra ngày một.
Trời nhá nhem tối anh em chúng tôi chuẩn bị cho bữa cơm, lần đầu tiên tôi biết đến việc nấu ăn trên tàu thế này, tàu cứ nhấp nhô nên việc nấu ăn cũng cực kỳ khó khăn, bên cạnh đó tiện nghi trên tàu là cực kỳ đơn giản nếu không muốn nói là thiếu thốn. Nhà bếp chỉ là như thế này đây:
Chỉ là một bình gaz và một máy khè, do gió biển rất mạnh nên ko lò gaz nào chịu được, chỉ có mày khè mới có thể nấu ăn được mà thôi. Sức khè của nó rất mạnh tuy nhiên nấu rất lâu mới có thể sôi được một ấm trà, vì vậy tốn gaz đã đành nhưng còn nấu cơm thì đố ai nấu được nồi cơm không nhão không khét mới tài...
Khoảng 19h thì cơm canh đã nấu xong, tối hôm đó tôi có một bữa ăn mới lạ nhất trong đời mình, trong khi cách ăn này là chuyện thường ngày ở huyện của người đi biển. Sóng to cứ lắc lư con tàu nên bàn ăn chỉ là một nồi cơm to dùng để giữa ghe và mấy anh em chúng tôi thì tay cầm chén cơm tay thì níu vào thành ghe mà ăn, hay nói đúng hơn là có rất ít chỗ trống để một vài thành viên "gạo cuội" được ngồi còn lại đều đứng xung quanh thành ghe để ăn, tất nhiên với kiểu ăn này thì việc đổ tháo là việc không thể tránh khỏi, với tôi bữa ăn gần như không có sự hưởng thụ gì cả mà là một sự chống chọi và thực hiện thủ tục cho cái dạ dày mà thôi.
Sau bữa cơm là khoảng thời gian nhàn rỗi nhất của anh em đi biển, bên ly trà nóng và điếu thuốc thơm mọi người đang tận hưởng cái cảm giác thoải mái nhất trong ngày cùng cái lạnh của biển cả đang ngày một mạnh lên, tranh thủ thời gian hiếm hoi mọi người kẻ thì nói chiện phiếm người thì tranh thủ gọi về cho gia đình.
Điện thoại thật là một điều kỳ diệu của người đi biển trong thời gian gần đây, nó có thể thay thế máy phát thanh, tạo mối liên lạc "cần thiết" với gia đình, sự liên lạc đó không phải là những câu nói đùa mà là thông báo cho nhau biết tình hình của biển cả; của công việc... Ở giữa cái cuộc sống công nghệ hiện đại ngày một phát triển chóng mặt này thì sản phẩm cách đây hàng nửa thế kỷ lại là công cụ sống còn của người dân biển đó là "điện bình". Giữa cái tối thăm thẳm của biển cả mênh mông thì điện bình trên ghe phải được đảm bảo để báo hiệu cho tàu bè qua lại biết được có sự hiện diện của ghe tàu khác. Tôi chợt nghĩ cách đây hàng trăm năm khi chưa có điện bình, chưa có lò gaz thì cuộc sống trên biển cả còn vất vả đến cỡ nào?
Sau buổi cơm anh em nhâm nhi một vài ly rượu cho ấm lòng, thật là thú vị khi được thưởng thức những bài cải lương trìu mến; những giọng ca dân dã chứa chan đầy tình cảm này
21h mọi người tranh thủ ngủ sớm để chuẩn bị cho công việc sắp đến. Ghe nhỏ mà người đông nên mọi người đều tranh thủ tìm cho mình một chỗ ngủ tạm bợ họ vẫn không quên phân công 1 anh em trong nhóm thức trực để chờ con nước. Tôi không ngủ được và tranh thủ nói chuyện với người bạn trang lứa được phân công thức trực đêm nay thì mới biết rằng "giản bối" này có thâm niên trong nghề chỉ độ khoảng 12-15 năm gì đó, rất khiêm tốn so với các bậc đàn anh chung đoàn.
Nghe anh ta kể về một kỷ niệm khó quên của anh ta từng đi biển dài ngày (độ 2-3 tháng) làm tôi sởn da gà. "Đi như thế không biết sống chết ngày nào cả" anh ta nói. Giữa biển cả mênh mông cùng với sự giận dữ của sóng biển gia tài anh ta chỉ có chiếc thúng cùng cái cần câu mực mà thôi, khi gió lên mấy anh em chung đoàn câu mực của anh nhanh chóng bơi lẹ về tàu mẹ đang neo gần đó. Tuy nhiên tàu mẹ cũng tranh thủ nổ máy để chạy bão nên không thể cứu kịp mấy anh em chung đoàn đã bị "lật thúng" do gió lớn, những người trên tàu chỉ kịp quăng phao đại ra đó ai chụp được thì sống không chụp được thì..... Người anh em này rất may mắn khi về kịp tàu và chạy nhanh vào đảo để tránh bão. Tàu chạy để lại vài ba người bạn của họ vĩnh viễn trên biển....
24h đêm con nước bắt đầu rút, đó cũng chính là lúc cá theo nước trở ra biển, anh em chúng tôi nhanh chóng xuống các ghe nhỏ hơn chia ra 2 cánh để kéo lưới bãi đăng lên. Tôi theo 2 người bạn đi cánh bên trái, tàu mẹ vẫn đậu gần đáy đăng.
Lúc này gió biển đã thổi mạnh hơn từng cơn sóng đánh vào thành ghe khiến nước bắn tung toé, ghe chao đảo nên việc kéo lưới lên là cực kỳ khó khăn, tôi bắt đầu say sóng và ko thể phụ được gì, cái lạnh cùng với sự sợ hãi đã khiến tôi như bất động, ngồi yên trên ghe tay bám chặt thành nhưng trong trong lòng lúc nào cũng hồi hộp bất an. Đây cũng chính là lần đầu tôi biết được cái lạnh đêm trên biển, tôi mặc 1 ái phao; 1 áo ấm; và 1 áo mưa nhưng hình như chẳng xi nhê gì cả, gió biển thổi rất mạnh và không hề bị cản trở bời bất cứ thứ gì, cùng với nhiệt độ giảm xuống trong đêm đã tạo thành một cái lạnh cắt da cắt thịt; tê dại đến tận xương tuỷ.
Hơn 1h sau thì mọi người đã kéo lưới lên xong và cùng nhau quay về tàu mẹ ngồi chờ nước rút hết để thực hiện quá trình "đổ đáy".
Sau khi nước rút cạn thì cá sẽ men theo lưới mà chui vào các trạm như cái mùng thế này đây, nó được gọi là "đáy đăng"
Khoảng 1h sau thì nước đã rút hết, lúc này là khoảng 2h sáng chúng tôi lại chia nhau thành 2 cánh để đi "đổ đáy" chúng tôi dùng chiếc xuồng 3 lá để đẩy từng đợt cá trong đáy về tàu mẹ. Rất xa và rất mệt, nhìu lúc tôi tưởng chừng đi không nổi nhưng cuối cùng cũng đẩy được cả xuồng cá về đến nơi
Ở tàu mẹ mấy anh em còn lại thì chuẩn bị công đoạn nhận cá; phân loại cá và ướp cá. Họ dùng bao tay và tấm gạt để phân cá theo từng loại trong đó:
- Các to sẽ được ưu tiên ướp đá lạnh có đổ thêm một ít nước
- Tôm sẽ được ướp lạnh "khô", nghĩa là ko có nước, vì có nước con tôm sẽ bị mềm ngay
- Các loại cá như: cá bống sao; cá bống dựng; tôm tích .... thì không ướp mà để vào 1 rổ nào đó lâu lâu lại "sơn" cho tí nước để đảm bảo cho chúng không khô da mà thôi.
- Còn lại các chú cá li ti; lá cây; ốc.... thì được gọi là cá phân, giống như xà bần của chúng ta vậy, chỉ có điều cá phân được dùng để bán làm khô ruốc nuôi gia súc ăn mà thôi.
Quá trình phân loại cá bạn sẽ gặp một số loài không muốn gặp chút nào như con "ỎNG IỀU" này, không biết vì sao nó có tên đó nhưng mà chỉ biết nó như con rắn vậy nhưng mình mẩy rất mềm và như ko có xương sống vậy, loài này khi xuống biển thì bơi rất nhanh và một khi bị nó cắn rồi thì vô phương cứu chữa, người đi biển rất sợ con này.
Cá nóc là một loại cá có thịt rất ngon tuy nhiên lá gan của nó là một thứ thuốc độc cực mạnh, vì thế dân biển cũng không mấy muốn ăn con cá lành ít dữ nhiều này nên khi thấy nó người ta lại phóng sinh nó ngay...
Còn đây là con cá "mặt quỉ" nghe cái tên thì ta cũng biết vì sao nó có cái tên này rồi, tuy nó xấu xí nhưng là con cá nguy hiểm với các gai xung quanh người nó, chỉ cần bị chích vào một xíu thôi có thể 1 tháng trời bạn đi đứng không nổi luôn đấy.
Mặc dù hiểm vậy nhưng mà thịt nó khi nướng lên ăn rất ngon, phải nói là một cực phẩm nên con cá này cũng được dân biển ưa thích lắm
Một đối thủ khác cũng xứng tầm với cá mặt quỉ đó là con cá vồ, loài này có làn da trơn như cá lóc và râu dài như cá trê nên rất khó bắt được nó. Nó được trang bị 3 cây nhạnh cực kỳ sắc bén và độc, chỉ cần bị nó chích một phát thôi thì có thể bạn bị hành sốt và đau đớn kéo dài hàng tuần lễ đấy.
Còn đây là con cua biển và con "khúm mún", cua biển thì rất lanh lẹ và hung dữ trong khi con khúm mún thì rất nhút nhát và chậm chạp. Hễ thấy có nguy hiểm là nó rút càng rút que tròn vo vậy, chắc cũng vì thế mà người đời dặt tên cho nó là khúm núm. Khúm mún tuy xấu xí nhưng thịt nó ăn ngon hơn cua biển nhiều.
Còn đây là con tôm tích khổng lồ, tôi đã may mắn được ăn 2 con thế này rồi đấy. Con tôm này to như bắp tay vậy, sức búng của nó thì rất là mạnh nên bạn cũng đừng xem thường nó, nếu để nó búng trúng rồi thì ít nhất cũng tét cả cm thịt đấy.
Còn đây là con cá đối đấy các bạn ah. To thật đúng không
Quá trình đổ đáy, phân loại cá, ướp lạnh... được thực hiện từ 2h sáng đến mãi 4h sáng vẫn chưa được phân nửa công việc. Lúc này chúng tôi nghỉ tay chút xíu để chuẩn bị thức ăn khuya, vì bấy giờ ai cũng vừa lạnh vừa đói và mệt cả. Thức ăn lúc này cũng rất là đơn giản đó chính là những con cá bạn vừa bắt được.
Không có thời gian nên cách mần cá của người đi biển cũng đơn giản lắm chỉ là mần con cá to nhất, đánh vẩy, cắt ngang bỏ đầu và bụng chỉ lấy phần đuôi mà thôi, cách ăn này có lẽ "phí của" nhưng lại là chuyện đáng phải làm của người đi biển khi họ không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng và tiêm tế cho bữa ăn.
Bởi thế nghề biển vất vả thì vất vả lắm nhưng bù lại thì được ăn như vua chúa vậy, toàn là cực phẩm của thế gian mà đôi khi kẻ lắm tiền vẫn chưa có cơ hội thưởng thức.
5h sáng bình minh đã lên và nước cũng đã rút cạn sạch khỏi đảo, để lại một mảnh đất trống bao la hàng ngàn ha, lúc này việc đổ đáy lại khó khăn hơn khi mà mặt biển không còn nước nên không thể nào đẩy nổi chiếc ghe đầy cá như lúc khuya được nữa.
Lúc này anh em đi biển lại chia nhau ra dùng "moong" để đi đổ đáy. Lướt moong cũng là một nghệ thuật y như trò lướt ván vậy tuy nhiên có khác là nó chỉ dùng trong công việc mà thôi.
Moong là một tấm ván có bề bản dày, người lướt moong ngồi trên đấy dùng 1 chân đạp sình đề lướt đi tới, đối với những người lướt moong chuyên nghiệp thì trong 15p thôi họ có thể lướt xa hàng cây số, quả thật là tài tình.
Tôi đã thử lướt cái moong này, tuy nhiên do không biết kỹ thuật cùng với sức nặng ngàn cân của mình cái moong đã chìm nghỉm xuống sình. Tập lướt cái này 3 ngày trời, đến giờ tôi vẫn không làm được, không dễ đâu nhé.
7h thì mọi công việc cơ bản đã xong, một số anh em đã quay sang chuẩn bị cho bữa sáng, quang cảnh biển bây giờ gần như khô ráo, các loài sinh vật khác như còng, cá bống dựng, bống sao tranh thủ rời khỏi hang của mình để chui lên mặt đất kiếm ăn và giao phối. Những loài này chỉ hoạt động mạnh vào con nước ròng như thế này, khi nước lên chúng nhanh chóng trở vào hang lấp kín miệng hang lại và chờ đợi nước xuống, vì vậy những lúc nước rút đi thế này chúng tranh thủ lắm lắm.
Sau buổi cơm thì nước cũng bắt đầu lên lại, anh em chúng tôi nhanh chóng thu xếp lại hàng hoá và chuẩn bị để chở cá vào bờ cho kịp. Chúng tôi cũng không quên đi hạ lưới đăng xuống để khi nước lớn cá lại có dịp tràn vào bãi.
Thế là một đêm thức trắng nhưng anh em chúng tôi không hề thấy mệt, nét hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt từng người khi mà đêm qua chúng tôi đã thu hoạch khá nhiều cá tôm, niềm vui đấy tuy giản đơn nhưng nó thực sự chan hoà với tình bao la của biển cả, chính biển cả đã yêu mến họ và ngược lại. Cuối cùng thì sự nỗ lực cũng được đền đáp xứng đáng.
Cuộc sống biển là thế, lấy biển làm nhà lấy cá tôm làm công việc không có biển anh em sẽ không có công việc không có cá tôm nghĩa là cuộc sống bị bấp bênh. Tàu ra về với khoang đầy ắp cá thật nặng nề nhưng thoảng đâu đấy trong lòng mọi người một cảm giác nhẹ nhàng; hân hoan và hạnh phúc với tiếng hát ca chan hoà trong gió biển:
"Trùng khơi con sóng thì thầm
Từng đêm như lời mẹ ru.
Tình yêu quê hương thiết tha.
Tình yêu non sông gấm hoa.
Đất nước ơi ngày vui thái bình.
Nay con về nghe tiếng đàn mẹ ru."
Thế là cuộc hành trình hết thúc, tạm biệt biển cả tạm biệt những người anh em đáng quí của tôi, dù chỉ 3 ngày trên biển nhưng thực sự tình cảm của anh em và biển cả dành cho tôi thật thân thiết và sâu đậm. Mong một ngày gần nhất lại được cùng mọi người ra khơi, trở lại cuộc sống gần gũi thiên nhiên thế kia trở lại với những người bạn ngư dân hiếu khách.
Một lần nữa xin cảm ơn mọi người, tạm biệt!.
Bảo Nguyên
Theo chân đoàn đánh cá tôi với hành trang chỉ là vài ba bộ đồ như những gì anh em đi biển khác thường chuẩn bị cho mình trước lúc ra khơi, đơn giản thế là vì ghe thuyền rất chật chội hơn nữa ra biển thì chẳng ai lại quan trọng cái việc "chải chuốt" cho mình cả. Tôi cũng không quên trang bị cho mình bộ áo mưa bó sát người thứ mà người đi biển chuộng hơn là áo lạnh, quần jean...
Ly cafe đang uống còn dang dở thì xe chở hàng đã đến, anh em chúng tôi nhanh chóng chuyển hàng lên xe để chở xuống cảng cho kịp con nước. Cuộc hành trình bắt đầu với việc chuẩn bị những thứ tối thiểu như, gạo, muối, xăng dầu và nước đá....
Xe ghé sang hãng nước đá Gò Công, đây cũng chính là lần đầu tiên tôi được tham quan bên trong hãng nước đá Gò Công mặc dù đã sống gần 30 năm trên mảnh đất này. Người công nhân ở đây rất vui vẻ giải thích cho tôi nghe các công đoạn làm và chuyển giao nước đá, chuyện tưởng chừng như đơn giản kia lại là cả một quá trình phức tạp và khép kín.
Sau khi đã chất đầy nước đá vào xe chúng tôi nhanh chóng di chuyển về hướng Đèn Đỏ (Tân Thành) nơi mà tàu ghe đang đậu chờ anh em chúng tôi, câu chuyện phiếm giữa tôi và anh tài xế còn đang dang dở thì đã đến nơi cần đến, chúng tôi vội vàng vận chuyển nước đá lên ghe và nhanh chóng ra khơi khi mà con nước đang rút đi theo từng đợt sóng, lúc ấy đồng hồ trên tay vừa chỉ 16h30 phút.
Ghe ghé ngang trạm bơm nước ngọt để bơm khoảng 1 thùng phuy nước, thứ mà chúng ta thường ngày xem nó tầm thường kia thì trên biển nước ngọt lại được anh em quí đến từng ml, nước này chỉ dùng trong một việc duy nhất là để nấu ăn mà thôi...
Ghe chạy!... ban đầu tôi vẫn chưa quen với sóng biển cho lắm; khó khăn lắm tôi mới chụp được tấm ảnh dưới đây (sóng lúc này chưa cao, lúc sóng lớn thì tôi không dám chụp nữa), quả thật là lần đầu tiên ra biển tôi hơi sợ, mặc dù đã mặc áo phao và ngồi vào một vị trí an toàn tuyệt đối nhưng mà từng cơn sóng bắn vào người là từng đợt tim tôi nhảy loạn xạ, sự sợ sệt đã hiện dần ra nét mặt. Mấy anh em đi biển người thì cười tôi, kẻ thì hù doạ tôi đây là mùa gió chướng. Nhưng tôi cũng trấn an mình với xíu hiểu biết về sóng biển "Tháng 3 bà già đi biển", tôi thầm nghĩ bây giờ là tháng 2 rồi chắc cũng không đến nỗi nào đâu.
Cuộc hành trình của chúng tôi là từ bờ biển chạy ra một hòn đảo nơi có những bãi đăng san sát nhau. Chính nơi đây là điểm đến của hàng trăm chủ đăng; nuôi sò; nuôi nghêu mà chúng ta từng nghe nói đến, nhìn xung quanh bạn sẽ thấy các trạm biên phòng và chòi canh được dựng lên để trấn giữ rất nhiều, thấy thì thấy vậy nhưng mà việc đánh bắt lén nơi đây hầu như vẫn xảy ra ngày một.
Trời nhá nhem tối anh em chúng tôi chuẩn bị cho bữa cơm, lần đầu tiên tôi biết đến việc nấu ăn trên tàu thế này, tàu cứ nhấp nhô nên việc nấu ăn cũng cực kỳ khó khăn, bên cạnh đó tiện nghi trên tàu là cực kỳ đơn giản nếu không muốn nói là thiếu thốn. Nhà bếp chỉ là như thế này đây:
Chỉ là một bình gaz và một máy khè, do gió biển rất mạnh nên ko lò gaz nào chịu được, chỉ có mày khè mới có thể nấu ăn được mà thôi. Sức khè của nó rất mạnh tuy nhiên nấu rất lâu mới có thể sôi được một ấm trà, vì vậy tốn gaz đã đành nhưng còn nấu cơm thì đố ai nấu được nồi cơm không nhão không khét mới tài...
Khoảng 19h thì cơm canh đã nấu xong, tối hôm đó tôi có một bữa ăn mới lạ nhất trong đời mình, trong khi cách ăn này là chuyện thường ngày ở huyện của người đi biển. Sóng to cứ lắc lư con tàu nên bàn ăn chỉ là một nồi cơm to dùng để giữa ghe và mấy anh em chúng tôi thì tay cầm chén cơm tay thì níu vào thành ghe mà ăn, hay nói đúng hơn là có rất ít chỗ trống để một vài thành viên "gạo cuội" được ngồi còn lại đều đứng xung quanh thành ghe để ăn, tất nhiên với kiểu ăn này thì việc đổ tháo là việc không thể tránh khỏi, với tôi bữa ăn gần như không có sự hưởng thụ gì cả mà là một sự chống chọi và thực hiện thủ tục cho cái dạ dày mà thôi.
Sau bữa cơm là khoảng thời gian nhàn rỗi nhất của anh em đi biển, bên ly trà nóng và điếu thuốc thơm mọi người đang tận hưởng cái cảm giác thoải mái nhất trong ngày cùng cái lạnh của biển cả đang ngày một mạnh lên, tranh thủ thời gian hiếm hoi mọi người kẻ thì nói chiện phiếm người thì tranh thủ gọi về cho gia đình.
Điện thoại thật là một điều kỳ diệu của người đi biển trong thời gian gần đây, nó có thể thay thế máy phát thanh, tạo mối liên lạc "cần thiết" với gia đình, sự liên lạc đó không phải là những câu nói đùa mà là thông báo cho nhau biết tình hình của biển cả; của công việc... Ở giữa cái cuộc sống công nghệ hiện đại ngày một phát triển chóng mặt này thì sản phẩm cách đây hàng nửa thế kỷ lại là công cụ sống còn của người dân biển đó là "điện bình". Giữa cái tối thăm thẳm của biển cả mênh mông thì điện bình trên ghe phải được đảm bảo để báo hiệu cho tàu bè qua lại biết được có sự hiện diện của ghe tàu khác. Tôi chợt nghĩ cách đây hàng trăm năm khi chưa có điện bình, chưa có lò gaz thì cuộc sống trên biển cả còn vất vả đến cỡ nào?
Sau buổi cơm anh em nhâm nhi một vài ly rượu cho ấm lòng, thật là thú vị khi được thưởng thức những bài cải lương trìu mến; những giọng ca dân dã chứa chan đầy tình cảm này
21h mọi người tranh thủ ngủ sớm để chuẩn bị cho công việc sắp đến. Ghe nhỏ mà người đông nên mọi người đều tranh thủ tìm cho mình một chỗ ngủ tạm bợ họ vẫn không quên phân công 1 anh em trong nhóm thức trực để chờ con nước. Tôi không ngủ được và tranh thủ nói chuyện với người bạn trang lứa được phân công thức trực đêm nay thì mới biết rằng "giản bối" này có thâm niên trong nghề chỉ độ khoảng 12-15 năm gì đó, rất khiêm tốn so với các bậc đàn anh chung đoàn.
Nghe anh ta kể về một kỷ niệm khó quên của anh ta từng đi biển dài ngày (độ 2-3 tháng) làm tôi sởn da gà. "Đi như thế không biết sống chết ngày nào cả" anh ta nói. Giữa biển cả mênh mông cùng với sự giận dữ của sóng biển gia tài anh ta chỉ có chiếc thúng cùng cái cần câu mực mà thôi, khi gió lên mấy anh em chung đoàn câu mực của anh nhanh chóng bơi lẹ về tàu mẹ đang neo gần đó. Tuy nhiên tàu mẹ cũng tranh thủ nổ máy để chạy bão nên không thể cứu kịp mấy anh em chung đoàn đã bị "lật thúng" do gió lớn, những người trên tàu chỉ kịp quăng phao đại ra đó ai chụp được thì sống không chụp được thì..... Người anh em này rất may mắn khi về kịp tàu và chạy nhanh vào đảo để tránh bão. Tàu chạy để lại vài ba người bạn của họ vĩnh viễn trên biển....
24h đêm con nước bắt đầu rút, đó cũng chính là lúc cá theo nước trở ra biển, anh em chúng tôi nhanh chóng xuống các ghe nhỏ hơn chia ra 2 cánh để kéo lưới bãi đăng lên. Tôi theo 2 người bạn đi cánh bên trái, tàu mẹ vẫn đậu gần đáy đăng.
Lúc này gió biển đã thổi mạnh hơn từng cơn sóng đánh vào thành ghe khiến nước bắn tung toé, ghe chao đảo nên việc kéo lưới lên là cực kỳ khó khăn, tôi bắt đầu say sóng và ko thể phụ được gì, cái lạnh cùng với sự sợ hãi đã khiến tôi như bất động, ngồi yên trên ghe tay bám chặt thành nhưng trong trong lòng lúc nào cũng hồi hộp bất an. Đây cũng chính là lần đầu tôi biết được cái lạnh đêm trên biển, tôi mặc 1 ái phao; 1 áo ấm; và 1 áo mưa nhưng hình như chẳng xi nhê gì cả, gió biển thổi rất mạnh và không hề bị cản trở bời bất cứ thứ gì, cùng với nhiệt độ giảm xuống trong đêm đã tạo thành một cái lạnh cắt da cắt thịt; tê dại đến tận xương tuỷ.
Hơn 1h sau thì mọi người đã kéo lưới lên xong và cùng nhau quay về tàu mẹ ngồi chờ nước rút hết để thực hiện quá trình "đổ đáy".
Sau khi nước rút cạn thì cá sẽ men theo lưới mà chui vào các trạm như cái mùng thế này đây, nó được gọi là "đáy đăng"
Khoảng 1h sau thì nước đã rút hết, lúc này là khoảng 2h sáng chúng tôi lại chia nhau thành 2 cánh để đi "đổ đáy" chúng tôi dùng chiếc xuồng 3 lá để đẩy từng đợt cá trong đáy về tàu mẹ. Rất xa và rất mệt, nhìu lúc tôi tưởng chừng đi không nổi nhưng cuối cùng cũng đẩy được cả xuồng cá về đến nơi
Ở tàu mẹ mấy anh em còn lại thì chuẩn bị công đoạn nhận cá; phân loại cá và ướp cá. Họ dùng bao tay và tấm gạt để phân cá theo từng loại trong đó:
- Các to sẽ được ưu tiên ướp đá lạnh có đổ thêm một ít nước
- Tôm sẽ được ướp lạnh "khô", nghĩa là ko có nước, vì có nước con tôm sẽ bị mềm ngay
- Các loại cá như: cá bống sao; cá bống dựng; tôm tích .... thì không ướp mà để vào 1 rổ nào đó lâu lâu lại "sơn" cho tí nước để đảm bảo cho chúng không khô da mà thôi.
- Còn lại các chú cá li ti; lá cây; ốc.... thì được gọi là cá phân, giống như xà bần của chúng ta vậy, chỉ có điều cá phân được dùng để bán làm khô ruốc nuôi gia súc ăn mà thôi.
Quá trình phân loại cá bạn sẽ gặp một số loài không muốn gặp chút nào như con "ỎNG IỀU" này, không biết vì sao nó có tên đó nhưng mà chỉ biết nó như con rắn vậy nhưng mình mẩy rất mềm và như ko có xương sống vậy, loài này khi xuống biển thì bơi rất nhanh và một khi bị nó cắn rồi thì vô phương cứu chữa, người đi biển rất sợ con này.
Cá nóc là một loại cá có thịt rất ngon tuy nhiên lá gan của nó là một thứ thuốc độc cực mạnh, vì thế dân biển cũng không mấy muốn ăn con cá lành ít dữ nhiều này nên khi thấy nó người ta lại phóng sinh nó ngay...
Còn đây là con cá "mặt quỉ" nghe cái tên thì ta cũng biết vì sao nó có cái tên này rồi, tuy nó xấu xí nhưng là con cá nguy hiểm với các gai xung quanh người nó, chỉ cần bị chích vào một xíu thôi có thể 1 tháng trời bạn đi đứng không nổi luôn đấy.
Mặc dù hiểm vậy nhưng mà thịt nó khi nướng lên ăn rất ngon, phải nói là một cực phẩm nên con cá này cũng được dân biển ưa thích lắm
Một đối thủ khác cũng xứng tầm với cá mặt quỉ đó là con cá vồ, loài này có làn da trơn như cá lóc và râu dài như cá trê nên rất khó bắt được nó. Nó được trang bị 3 cây nhạnh cực kỳ sắc bén và độc, chỉ cần bị nó chích một phát thôi thì có thể bạn bị hành sốt và đau đớn kéo dài hàng tuần lễ đấy.
Còn đây là con cua biển và con "khúm mún", cua biển thì rất lanh lẹ và hung dữ trong khi con khúm mún thì rất nhút nhát và chậm chạp. Hễ thấy có nguy hiểm là nó rút càng rút que tròn vo vậy, chắc cũng vì thế mà người đời dặt tên cho nó là khúm núm. Khúm mún tuy xấu xí nhưng thịt nó ăn ngon hơn cua biển nhiều.
Còn đây là con tôm tích khổng lồ, tôi đã may mắn được ăn 2 con thế này rồi đấy. Con tôm này to như bắp tay vậy, sức búng của nó thì rất là mạnh nên bạn cũng đừng xem thường nó, nếu để nó búng trúng rồi thì ít nhất cũng tét cả cm thịt đấy.
Còn đây là con cá đối đấy các bạn ah. To thật đúng không
Quá trình đổ đáy, phân loại cá, ướp lạnh... được thực hiện từ 2h sáng đến mãi 4h sáng vẫn chưa được phân nửa công việc. Lúc này chúng tôi nghỉ tay chút xíu để chuẩn bị thức ăn khuya, vì bấy giờ ai cũng vừa lạnh vừa đói và mệt cả. Thức ăn lúc này cũng rất là đơn giản đó chính là những con cá bạn vừa bắt được.
Không có thời gian nên cách mần cá của người đi biển cũng đơn giản lắm chỉ là mần con cá to nhất, đánh vẩy, cắt ngang bỏ đầu và bụng chỉ lấy phần đuôi mà thôi, cách ăn này có lẽ "phí của" nhưng lại là chuyện đáng phải làm của người đi biển khi họ không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng và tiêm tế cho bữa ăn.
Bởi thế nghề biển vất vả thì vất vả lắm nhưng bù lại thì được ăn như vua chúa vậy, toàn là cực phẩm của thế gian mà đôi khi kẻ lắm tiền vẫn chưa có cơ hội thưởng thức.
5h sáng bình minh đã lên và nước cũng đã rút cạn sạch khỏi đảo, để lại một mảnh đất trống bao la hàng ngàn ha, lúc này việc đổ đáy lại khó khăn hơn khi mà mặt biển không còn nước nên không thể nào đẩy nổi chiếc ghe đầy cá như lúc khuya được nữa.
Lúc này anh em đi biển lại chia nhau ra dùng "moong" để đi đổ đáy. Lướt moong cũng là một nghệ thuật y như trò lướt ván vậy tuy nhiên có khác là nó chỉ dùng trong công việc mà thôi.
Moong là một tấm ván có bề bản dày, người lướt moong ngồi trên đấy dùng 1 chân đạp sình đề lướt đi tới, đối với những người lướt moong chuyên nghiệp thì trong 15p thôi họ có thể lướt xa hàng cây số, quả thật là tài tình.
Tôi đã thử lướt cái moong này, tuy nhiên do không biết kỹ thuật cùng với sức nặng ngàn cân của mình cái moong đã chìm nghỉm xuống sình. Tập lướt cái này 3 ngày trời, đến giờ tôi vẫn không làm được, không dễ đâu nhé.
7h thì mọi công việc cơ bản đã xong, một số anh em đã quay sang chuẩn bị cho bữa sáng, quang cảnh biển bây giờ gần như khô ráo, các loài sinh vật khác như còng, cá bống dựng, bống sao tranh thủ rời khỏi hang của mình để chui lên mặt đất kiếm ăn và giao phối. Những loài này chỉ hoạt động mạnh vào con nước ròng như thế này, khi nước lên chúng nhanh chóng trở vào hang lấp kín miệng hang lại và chờ đợi nước xuống, vì vậy những lúc nước rút đi thế này chúng tranh thủ lắm lắm.
Sau buổi cơm thì nước cũng bắt đầu lên lại, anh em chúng tôi nhanh chóng thu xếp lại hàng hoá và chuẩn bị để chở cá vào bờ cho kịp. Chúng tôi cũng không quên đi hạ lưới đăng xuống để khi nước lớn cá lại có dịp tràn vào bãi.
Thế là một đêm thức trắng nhưng anh em chúng tôi không hề thấy mệt, nét hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt từng người khi mà đêm qua chúng tôi đã thu hoạch khá nhiều cá tôm, niềm vui đấy tuy giản đơn nhưng nó thực sự chan hoà với tình bao la của biển cả, chính biển cả đã yêu mến họ và ngược lại. Cuối cùng thì sự nỗ lực cũng được đền đáp xứng đáng.
Cuộc sống biển là thế, lấy biển làm nhà lấy cá tôm làm công việc không có biển anh em sẽ không có công việc không có cá tôm nghĩa là cuộc sống bị bấp bênh. Tàu ra về với khoang đầy ắp cá thật nặng nề nhưng thoảng đâu đấy trong lòng mọi người một cảm giác nhẹ nhàng; hân hoan và hạnh phúc với tiếng hát ca chan hoà trong gió biển:
"Trùng khơi con sóng thì thầm
Từng đêm như lời mẹ ru.
Tình yêu quê hương thiết tha.
Tình yêu non sông gấm hoa.
Đất nước ơi ngày vui thái bình.
Nay con về nghe tiếng đàn mẹ ru."
Thế là cuộc hành trình hết thúc, tạm biệt biển cả tạm biệt những người anh em đáng quí của tôi, dù chỉ 3 ngày trên biển nhưng thực sự tình cảm của anh em và biển cả dành cho tôi thật thân thiết và sâu đậm. Mong một ngày gần nhất lại được cùng mọi người ra khơi, trở lại cuộc sống gần gũi thiên nhiên thế kia trở lại với những người bạn ngư dân hiếu khách.
Một lần nữa xin cảm ơn mọi người, tạm biệt!.
Bảo Nguyên