Thực trạng công việc IT tại Việt Nam và những giấc mơ còn dang dỡ
Chào qúy vị!
Hôm nay tại hạ viết bài này không ngoài mục đích giúp các bạn trẻ có cái nhìn bao quát về thực trạng ngành CNTT VN, khuyến cáo các bạn những thái độ cần thiết khi vào nghề cũng như qua đó là sẽ kể cho các bạn nghe về những trải nghiệm thực tế của bản thân… những thăng hoa cũng như thăng trầm mà không phải lúc nào ngành IT cũng tươi sáng như một số người đang lầm tưởng. Cũng xin lưu ý rằng đây là bài viết chia sẻ trên quan điểm cá nhân nên nó không phải là tiếng nói chung hay luôn luôn đúng như vậy, bởi lẽ mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh là vậy!
Trước khi đi vào chi tiết từng hạng mục cũng xin tóm lượt với bạn về những trải nghiệm thực tế của tại hạ trong ngành như sau: tại hạ đến với nghề không phải là sự ngẫu nhiên hay phước phần gì cả mà nó thực sự là nỗi đam mê mãnh liệt thuở bắt đầu mơ hồ về Window 3.11 với những đĩa mềm 1.4Mb huyền thoại, rồi đến lúc lạ lẫm trước Internet Explorer trên nền Win 95 rạng rỡ, sau cùng là thời đại Dial-up Internet access đầy vật vã nhưng cũng lắm cuồng si… chính những qui luật phát triển đơn sơ đó là chuỗi ngày dấn thân giữ phòng Net để có kinh nghiệm cài đặt máy, cho đến là kỹ thuật viên tin học của một công ty bé nhỏ tại Gò Vấp. Mà điểm cuối của những tháng năm đấy là việc về lại Tiền Giang mở chuỗi 4 công ty tin học chuyên về phần cứng.
và tôi thất bại…
Lúc đấy tôi hoàn toàn chả có dịp đả động tới phần mềm cũng như bảo mật mạng máy tính mặc dù khoảng 2008 tôi đã hoàn thành khóa học MCSA/MCSE và cũng đã rất vững nền tảng Photoshop, Visual Basic, PHP, ASP Classic… Thứ mà nuôi sống tôi những tháng năm đó chỉ là việc kinh doanh phần cứng mà thôi, và chỉ vậy!!!
Rồi cái duyên hữu ý IT cũng đưa tôi trở lại Sài Gòn sau gần 8 năm rời xa. Năm 2012 tôi đặt chân trở lại đây với con số 0 tròn trĩnh tạm gác lại mọi thứ về phần cứng, bảo mật mạng trước đó, tôi trở lại ngành với công việc đầu tiên là designer, đơn giản chỉ là ngồi thiết kế layout cho các website về bất động sản như The EverRich, Hưng Thịnh….
và tôi tiếp tục thất bại…
Công việc tại các công ty Việt Nam trước 2010
Còn nhớ khoảng thời gian từ 2003-2010 là khoảng thời gian làm mưa làm gió của Java, ASP .Net và PHP lúc đấy chả mấy ai quan tâm lắm đến những công nghệ nhỏ lẻ khác, ứng dụng mobile thì cũng lẻ tẻ người làm mà thu nhập cũng chả mấy hấp dẫn. Web lúc đó là một lựa chọn đúng đắn và thời thượng lắm, anh doanh nghiệp nào cũng loè xòe với khách cái Bussiness card với 2 dòng email và website bự chảng mà thực tế thì cả qúy ảnh cũng không thèm check mail mà web thì có khi cả năm cũng không có được 1 bài mới.
Internet thời đó còn chậm lắm nên ba cái thiết kế hoành tráng đẹp đẽ coi như vứt xó, web bấy giờ quan trọng tốc độ lắm nên nghề Design Web cũng không được chú trọng bằng anh Backend cho lắm, mỗi thứ backend nói ra đều là chân lý dù là sai be bét, chỉ có lủi thủi ngồi sửa lại cho hài lòng còn frontend thời đó thì 100 công ty thì chắc có 1 công ty là có. Thu nhập IT lúc đấy khá là khủng nhé, vì còn ít nhân lực và nhu cầu công việc thì ngày càng nhiều nên đó là điều dễ hiểu.
Thực trạng
Rồi việc thu nhập ngành IT hấp dẫn cùng với việc đào tạo vô tổ chức của giáo dục Việt Nam đã để lại nhiều hệ lụy cho lớp trẻ IT mệt mỏi và chật vật với cuộc sống hiện tại dù là trong những năm gần đây rất nhiều công ty CNTT nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nhưng dần đã bắt đầu tháo chạy với những nguyên nhân sau:
Họ vào Việt Nam chỉ đơn giản một lý do là nhân công rẻ, rẻ đến mức lương CNTT $500 cho một anh được đào tạo bài bản đã là quí rồi, nói xin lỗi bạn đừng buồn chứ mức đấy chưa bằng 1/6 của một người giũa nails tại Mỹ, và nó ngày càng thấp hơn khi mà “lực lượng” IT thất nghiệp hùng hậu của Việt Nam ngày càng nhiều, trả nhiêu cũng làm… dần đà kéo thu nhập của cả ngành xuống mức tệ hại.
Thêm nhiều lý do “nhạy cảm” khác mà vài năm đổ lại đây nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã dời văn phòng về các nước như Campuchia, Malaysia… để “dễ thở” và có mức thu nhập bình quân thấp hơn Việt Nam
Các hệ thống giáo dục Việt Nam đã để tư duy đổi mới phía sau lợi nhuận dẫn đến công nghệ giảng dạy lạc hậu đến mức 80% thất nghiệp cũng như phải đào tạo lại khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kế hoạch phát triển bền vững.
Cũng cần nói thêm là chi phí sinh hoạt tại Việt Nam ngày càng đắt đỏ so với thu nhập người dân, nhiều loại phí, thuế phát sinh cũng với các phúc lợi được cắt bỏ rất nhiều và người lao động trung bình ngành IT khó lòng tiếp cận được cuộc sống thoải mái khi hoạt động lâu dài được, việc bỏ ngành tìm lối đi khác cũng là thực trạng cần nhìn nhận, bạn phải đồng ý với tôi là một xe bánh mì thu nhập mỗi tháng trên dưới $700 mà không phải chịu bất kỳ loại thuế nào nó cao hơn hẳn một anh IT trung bình với 2 năm kinh nghiệm đấy.
Nếu bạn có thu nhập trong nghề IT này trên $1000 thì nếu bạn không thuộc hạng top trên giảng đường thì bạn cũng là một anh IT đam mê hay khác hơn là đã làm quá lâu và đã có nhiều thành tựu. Nó ít ỏi lắm…
Vì đâu nên nỗi
Như đã nói ở trên không phải doanh nghiệp muốn trả lương bạn thấp hay bạn kém cỏi mà có nhiều nguyên nhân tích góp tạo nên một hiện trạng đáng buồn. Trong khi những doanh nghiệp Việt họ tìm mọi cách giảm giá thành sản phẩm để tăng mức độ cạnh tranh bằng việc trốn thuế và khai báo gian dối về mức lương của bạn với cơ quan phúc lợi xã hội đã vô tình đẩy người lao động vào thế đã vất vả còn chật vật hơn, và dần đà đã dạy cho những doanh nghiệp nước ngoài hiểu được “qui luật” này và việc đỡ đồng nào hay đồng đó thì không có một anh làm kinh doanh nào muốn từ bỏ cả.
Tại hạ kể ra không phải để nói xấu doanh nghiệp nào cả, vì nếu bạn là doanh nghiệp bạn cũng sẽ chọn cách như thế trong tình hình như vầy. Vài doanh nghiệp nước ngoài đã có không ít chiêu trò để né tránh các phúc lợi của nhân viên mình.
Cắt giảm lương tháng 13
Tôi không nói xấu người Nhật nhưng nếu bạn là người làm nhiều công ty Nhật ít nhất một lần bạn sẽ gặp cảnh cứ mỗi đợt tăng lương cuối năm sẽ có những bản feedback năng lực nhân viên hay là việc nhân viên phải dừng hợp đồng với doanh nghiệp chỉ vì những lỗi bé nhỏ nhất… Chính xác là trước Tết, trước cái ngày đáng lẽ bạn phải được nhận lương tháng 13 đấy!
Không phải doanh nghiệp Nhật nào cũng xấu nhưng cũng không phải họ tốt đẹp như những bức tranh tô vẽ trên mạng cho bạn thấy, cái xấu đến từ việc cuộc sống Việt chúng ta dạy cho họ như vậy, cái xấu cũng đến từ những người Việt làm tư vấn cho họ chỉ nhìn về thăng tiến bản thân mà quên đi chủ nghĩa dân tộc, nó có đấy!
Riêng với những doanh nghiệp Châu Âu hay Singapore thì ít ra tính minh bạch nó ổn hơn và mức thu nhập có phần hào phóng hơn (không có nghĩa là cao) nhưng cũng đừng quá tin vào những lời hứa từ họ, như hứa cho bạn đi du lịch hay hứa chia cổ phần cho bạn…. vì không ít doanh nghiệp dựa vào cái cớ thua lỗ để “xù” bạn đấy!
Giảm lương
Điều này không là việc mới mẻ, đó là việc bạn sẽ được doanh nghiệp yêu cầu deal lại lương sau 2 tháng thử việc cam go nó đến một phần từ năng lực thực sự của bạn không đáp ứng nổi yêu cầu của doanh nghiệp nhưng cũng có khi nó là một “qui trình” trói chân khi bạn đã vào thế đã rồi.
Kiêm nhiệm
Việc các doanh nghiệp đăng đàn tuyển dụng bạn với một ví trí nào đó nhưng thực tế khi làm rồi bạn sẽ phải kiêm luôn các lĩnh vực khác là điều dễ hiểu, nên nếu bạn apply vào vị trí Backend mà đôi lúc phải ngồi làm công việc Frontend hay anh web designer phải kiêm luôn mobile app là điều dễ hiểu…
Cũng đừng boăn khoăn quá về điều này vì nó là cơ hội cho bạn phát triển bản thân mà, nên tận dụng, chỉ có điều đáng suy ngẫm khi lượng công việc double mà mức lương vẫn đứng yên thì hơi chạnh lòng đó bạn.
Tình hình
Việt Nam không phải là một quốc gia mạnh về CNTT chúng ta chỉ là một môi trường nhân công rẻ và ồ ạt mà thôi, chúng ta ít có sự chuyên nghiệp trong quản lý, đãi ngộ chưa tương xứng và năng lực thì hạn chế. Bằng chứng là chúng ta không có nhiều đóng góp cho CNTT thế giới, ít có những sáng chế nổi trội mà chỉ vòng vo ở việc “tận dụng” công nghệ có sẵn và tạo ra sản phẩm theo yêu cầu mà thôi, chúng ta chưa có một Kỹ sư nào chế tạo “hoàn hảo” được 1 con mouse hay keyboard mà giá thành nó tầm 30k cả nhưng nó đã đến được từ những người công nhân ở những làng quê hẻo lánh bên Trung Quốc từ lâu rồi, những hạn chế đó đến từ những nguyên nhân sau:
Nhàm chán
Khi có được một công việc trong ngành rồi không phải lúc nào bạn cũng được tiếp cận những thứ mới mẻ hay có dịp để sáng tạo mà đa số doanh nghiệp ít dám mạo hiểm với những thứ này, họ chấp nhận làm việc theo một quĩ đạo ổn định trước đó thành thử việc bạn làm việc trên những thứ buồn tẻ lặp đi lặp lại là đương nhiên, việc “lục nghề” là điều khó tránh khỏi và còn mệt mõi hơn khi bạn tìm kiếm một môi trường khác với một quĩ đạo khác…. bạn không thể đem theo bất cứ thứ gì ở hành tinh cũ qua đây cả, phải bắt đầu lại.
Tự hào
Nhiều bạn làm trong ngành IT luôn canh cánh một suy nghĩ là những anh IT già đã hết thời và không chịu tiếp nhận ý kiến người đi trước, đó là một sai lầm đáng tiếc và theo thời gian nó sẽ hình thành một thái độ chống đối trong môi trường teamwork.
Ngộ nhận
Nghề IT không có gì cao quí cả vì đa số cũng chỉ là kẻ làm thuê làm mướn cho những quốc gia giàu có hơn, nên việc tự cho mình là cao siêu khi mới làm được vài ứng dụng be bé đã đẩy đa số IT Việt Nam vào sự ngông cuồng khi có nhiều anh luôn cãi lại ý khách hàng và tự mãn đến mức quên đi việc phát triển bản thân là vậy.
Thảnh thơi
Tại hạ dám chắc có hơn 50% những bạn trẻ còn ngồi trên giảng đường nghĩ về một cuộc sống màu hồng trong ngành IT này, họ nghĩ doanh nghiệp khát khao họ và tài năng họ lĩnh thụ sẽ sớm muộn được khẳng định. Đó là một sai lầm đáng tiếc!, qua rồi cái thuở IT khan hiếm và lương khủng rồi… IT bây giờ nếu không muốn nói là thừa mứa ra, những gì bạn học được gần như chỉ để phát triển tư duy mà thôi nó hoàn toàn không mấy thực tế với môi trường thực tiễn cả, khi mà công nghệ bên ngoài vượt xa những gì bạn được biết. Nên việc thảnh thơi với những bài tập điểm 10 trên lớp mà quên đi việc tự mày mò tìm hiểu thêm thì việc tụt hậu, thất nghiệp là điều dễ hiểu…
Giấc mơ của tôi ở đâu?
Ai bước chân vào nghề này rồi không ước mơ một lần mình sáng chế ra thứ gì đó hoành tráng cho đời chứ? hay ít ra cũng là có một công ty nho nhỏ cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho nước nhà, nhưng có được bao nhiêu giấc mơ đó thành hiện thực? để rồi thoắt cái nhìn lại đã là một gã trung niên phải chật vật với cuộc sống cơm áo gạo tiền với bao nhiêu nỗi khát vọng đành gác lại.
Tại hạ khâm phục người Nhật họ dạy con lắm; họ bảo với nhau rằng “Nước mình không được thiên nhiên ưu đãi, luôn có thiên tai và bị trơ trọi sau chiến tranh, muốn vươn lên phải biết tự lực và siêng năng”, cái suy nghĩ tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng đã rót vào hàng chục thế hệ người Nhật mãnh mẽ và ý thức tột độ. Tại hạ không mấy hài lòng về cách họ cư xử với người Việt nhưng nể cách làm việc của họ, đừng so sánh vài điểm hạn chế của họ với hàng tá tích cực của mình, hãy nhìn tổng quan họ hơn ta nhiều thứ lắm… vậy là đủ rồi.
Nếu muốn giấc mơ thành hiện thực tôi hy vọng mọi người hãy tạm gác những cái suy nghĩ về sự “hào hùng, vẻ vang”, “rừng vàng biển bạc” lại mà hãy chấp nhận một thực tế, bởi lẽ chỉ có doremon mới quay về quá khứ được, còn hiện tại và tương lai chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa, cũng không nên đổ lỗi cho các từ như: tại, vì, do, nhưng, mà, bởi…. được, chúng ta yếu kém chúng ta phải thừa nhận và chúng ta lạc lối chúng ta phải định hướng lại, tôi cũng vậy!!!
Tại hạ viết bài này không phải khiến bạn có cái nhìn tiêu cực về ngành IT mà là nói lên góc khuất mà ít hệ thống giáo dục IT nào hay doanh nghiệp nào dám thừa nhận và chia sẻ, IT sẽ mang đến thăng trầm cho những ai ù lì ít chịu khó tìm tòi chỉ dựa vào những lời đồn đoán và tự mãn hão huyền nhưng nó sẽ mang đến cho bạn sự thích thú, thăng hoa khi bạn đổ hết nhiệt huyết và đam mê vào nó, nó không có chỗ đứng cho sự tèn tèn, bỏ mặc thế sự… nên nhớ IT là một cô gái xinh đẹp và cần được nuông chìu đúng mực.
Đừng bỏ bê nó!!!
Hôm nay tại hạ viết bài này không ngoài mục đích giúp các bạn trẻ có cái nhìn bao quát về thực trạng ngành CNTT VN, khuyến cáo các bạn những thái độ cần thiết khi vào nghề cũng như qua đó là sẽ kể cho các bạn nghe về những trải nghiệm thực tế của bản thân… những thăng hoa cũng như thăng trầm mà không phải lúc nào ngành IT cũng tươi sáng như một số người đang lầm tưởng. Cũng xin lưu ý rằng đây là bài viết chia sẻ trên quan điểm cá nhân nên nó không phải là tiếng nói chung hay luôn luôn đúng như vậy, bởi lẽ mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh là vậy!
Trước khi đi vào chi tiết từng hạng mục cũng xin tóm lượt với bạn về những trải nghiệm thực tế của tại hạ trong ngành như sau: tại hạ đến với nghề không phải là sự ngẫu nhiên hay phước phần gì cả mà nó thực sự là nỗi đam mê mãnh liệt thuở bắt đầu mơ hồ về Window 3.11 với những đĩa mềm 1.4Mb huyền thoại, rồi đến lúc lạ lẫm trước Internet Explorer trên nền Win 95 rạng rỡ, sau cùng là thời đại Dial-up Internet access đầy vật vã nhưng cũng lắm cuồng si… chính những qui luật phát triển đơn sơ đó là chuỗi ngày dấn thân giữ phòng Net để có kinh nghiệm cài đặt máy, cho đến là kỹ thuật viên tin học của một công ty bé nhỏ tại Gò Vấp. Mà điểm cuối của những tháng năm đấy là việc về lại Tiền Giang mở chuỗi 4 công ty tin học chuyên về phần cứng.
và tôi thất bại…
Lúc đấy tôi hoàn toàn chả có dịp đả động tới phần mềm cũng như bảo mật mạng máy tính mặc dù khoảng 2008 tôi đã hoàn thành khóa học MCSA/MCSE và cũng đã rất vững nền tảng Photoshop, Visual Basic, PHP, ASP Classic… Thứ mà nuôi sống tôi những tháng năm đó chỉ là việc kinh doanh phần cứng mà thôi, và chỉ vậy!!!
Rồi cái duyên hữu ý IT cũng đưa tôi trở lại Sài Gòn sau gần 8 năm rời xa. Năm 2012 tôi đặt chân trở lại đây với con số 0 tròn trĩnh tạm gác lại mọi thứ về phần cứng, bảo mật mạng trước đó, tôi trở lại ngành với công việc đầu tiên là designer, đơn giản chỉ là ngồi thiết kế layout cho các website về bất động sản như The EverRich, Hưng Thịnh….
và tôi tiếp tục thất bại…
Công việc tại các công ty Việt Nam trước 2010
Còn nhớ khoảng thời gian từ 2003-2010 là khoảng thời gian làm mưa làm gió của Java, ASP .Net và PHP lúc đấy chả mấy ai quan tâm lắm đến những công nghệ nhỏ lẻ khác, ứng dụng mobile thì cũng lẻ tẻ người làm mà thu nhập cũng chả mấy hấp dẫn. Web lúc đó là một lựa chọn đúng đắn và thời thượng lắm, anh doanh nghiệp nào cũng loè xòe với khách cái Bussiness card với 2 dòng email và website bự chảng mà thực tế thì cả qúy ảnh cũng không thèm check mail mà web thì có khi cả năm cũng không có được 1 bài mới.
Internet thời đó còn chậm lắm nên ba cái thiết kế hoành tráng đẹp đẽ coi như vứt xó, web bấy giờ quan trọng tốc độ lắm nên nghề Design Web cũng không được chú trọng bằng anh Backend cho lắm, mỗi thứ backend nói ra đều là chân lý dù là sai be bét, chỉ có lủi thủi ngồi sửa lại cho hài lòng còn frontend thời đó thì 100 công ty thì chắc có 1 công ty là có. Thu nhập IT lúc đấy khá là khủng nhé, vì còn ít nhân lực và nhu cầu công việc thì ngày càng nhiều nên đó là điều dễ hiểu.
Thực trạng
Rồi việc thu nhập ngành IT hấp dẫn cùng với việc đào tạo vô tổ chức của giáo dục Việt Nam đã để lại nhiều hệ lụy cho lớp trẻ IT mệt mỏi và chật vật với cuộc sống hiện tại dù là trong những năm gần đây rất nhiều công ty CNTT nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nhưng dần đã bắt đầu tháo chạy với những nguyên nhân sau:
Họ vào Việt Nam chỉ đơn giản một lý do là nhân công rẻ, rẻ đến mức lương CNTT $500 cho một anh được đào tạo bài bản đã là quí rồi, nói xin lỗi bạn đừng buồn chứ mức đấy chưa bằng 1/6 của một người giũa nails tại Mỹ, và nó ngày càng thấp hơn khi mà “lực lượng” IT thất nghiệp hùng hậu của Việt Nam ngày càng nhiều, trả nhiêu cũng làm… dần đà kéo thu nhập của cả ngành xuống mức tệ hại.
Thêm nhiều lý do “nhạy cảm” khác mà vài năm đổ lại đây nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã dời văn phòng về các nước như Campuchia, Malaysia… để “dễ thở” và có mức thu nhập bình quân thấp hơn Việt Nam
Các hệ thống giáo dục Việt Nam đã để tư duy đổi mới phía sau lợi nhuận dẫn đến công nghệ giảng dạy lạc hậu đến mức 80% thất nghiệp cũng như phải đào tạo lại khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kế hoạch phát triển bền vững.
Cũng cần nói thêm là chi phí sinh hoạt tại Việt Nam ngày càng đắt đỏ so với thu nhập người dân, nhiều loại phí, thuế phát sinh cũng với các phúc lợi được cắt bỏ rất nhiều và người lao động trung bình ngành IT khó lòng tiếp cận được cuộc sống thoải mái khi hoạt động lâu dài được, việc bỏ ngành tìm lối đi khác cũng là thực trạng cần nhìn nhận, bạn phải đồng ý với tôi là một xe bánh mì thu nhập mỗi tháng trên dưới $700 mà không phải chịu bất kỳ loại thuế nào nó cao hơn hẳn một anh IT trung bình với 2 năm kinh nghiệm đấy.
Nếu bạn có thu nhập trong nghề IT này trên $1000 thì nếu bạn không thuộc hạng top trên giảng đường thì bạn cũng là một anh IT đam mê hay khác hơn là đã làm quá lâu và đã có nhiều thành tựu. Nó ít ỏi lắm…
Vì đâu nên nỗi
Như đã nói ở trên không phải doanh nghiệp muốn trả lương bạn thấp hay bạn kém cỏi mà có nhiều nguyên nhân tích góp tạo nên một hiện trạng đáng buồn. Trong khi những doanh nghiệp Việt họ tìm mọi cách giảm giá thành sản phẩm để tăng mức độ cạnh tranh bằng việc trốn thuế và khai báo gian dối về mức lương của bạn với cơ quan phúc lợi xã hội đã vô tình đẩy người lao động vào thế đã vất vả còn chật vật hơn, và dần đà đã dạy cho những doanh nghiệp nước ngoài hiểu được “qui luật” này và việc đỡ đồng nào hay đồng đó thì không có một anh làm kinh doanh nào muốn từ bỏ cả.
Tại hạ kể ra không phải để nói xấu doanh nghiệp nào cả, vì nếu bạn là doanh nghiệp bạn cũng sẽ chọn cách như thế trong tình hình như vầy. Vài doanh nghiệp nước ngoài đã có không ít chiêu trò để né tránh các phúc lợi của nhân viên mình.
Cắt giảm lương tháng 13
Tôi không nói xấu người Nhật nhưng nếu bạn là người làm nhiều công ty Nhật ít nhất một lần bạn sẽ gặp cảnh cứ mỗi đợt tăng lương cuối năm sẽ có những bản feedback năng lực nhân viên hay là việc nhân viên phải dừng hợp đồng với doanh nghiệp chỉ vì những lỗi bé nhỏ nhất… Chính xác là trước Tết, trước cái ngày đáng lẽ bạn phải được nhận lương tháng 13 đấy!
Không phải doanh nghiệp Nhật nào cũng xấu nhưng cũng không phải họ tốt đẹp như những bức tranh tô vẽ trên mạng cho bạn thấy, cái xấu đến từ việc cuộc sống Việt chúng ta dạy cho họ như vậy, cái xấu cũng đến từ những người Việt làm tư vấn cho họ chỉ nhìn về thăng tiến bản thân mà quên đi chủ nghĩa dân tộc, nó có đấy!
Riêng với những doanh nghiệp Châu Âu hay Singapore thì ít ra tính minh bạch nó ổn hơn và mức thu nhập có phần hào phóng hơn (không có nghĩa là cao) nhưng cũng đừng quá tin vào những lời hứa từ họ, như hứa cho bạn đi du lịch hay hứa chia cổ phần cho bạn…. vì không ít doanh nghiệp dựa vào cái cớ thua lỗ để “xù” bạn đấy!
Giảm lương
Điều này không là việc mới mẻ, đó là việc bạn sẽ được doanh nghiệp yêu cầu deal lại lương sau 2 tháng thử việc cam go nó đến một phần từ năng lực thực sự của bạn không đáp ứng nổi yêu cầu của doanh nghiệp nhưng cũng có khi nó là một “qui trình” trói chân khi bạn đã vào thế đã rồi.
Kiêm nhiệm
Việc các doanh nghiệp đăng đàn tuyển dụng bạn với một ví trí nào đó nhưng thực tế khi làm rồi bạn sẽ phải kiêm luôn các lĩnh vực khác là điều dễ hiểu, nên nếu bạn apply vào vị trí Backend mà đôi lúc phải ngồi làm công việc Frontend hay anh web designer phải kiêm luôn mobile app là điều dễ hiểu…
Cũng đừng boăn khoăn quá về điều này vì nó là cơ hội cho bạn phát triển bản thân mà, nên tận dụng, chỉ có điều đáng suy ngẫm khi lượng công việc double mà mức lương vẫn đứng yên thì hơi chạnh lòng đó bạn.
Tình hình
Việt Nam không phải là một quốc gia mạnh về CNTT chúng ta chỉ là một môi trường nhân công rẻ và ồ ạt mà thôi, chúng ta ít có sự chuyên nghiệp trong quản lý, đãi ngộ chưa tương xứng và năng lực thì hạn chế. Bằng chứng là chúng ta không có nhiều đóng góp cho CNTT thế giới, ít có những sáng chế nổi trội mà chỉ vòng vo ở việc “tận dụng” công nghệ có sẵn và tạo ra sản phẩm theo yêu cầu mà thôi, chúng ta chưa có một Kỹ sư nào chế tạo “hoàn hảo” được 1 con mouse hay keyboard mà giá thành nó tầm 30k cả nhưng nó đã đến được từ những người công nhân ở những làng quê hẻo lánh bên Trung Quốc từ lâu rồi, những hạn chế đó đến từ những nguyên nhân sau:
Nhàm chán
Khi có được một công việc trong ngành rồi không phải lúc nào bạn cũng được tiếp cận những thứ mới mẻ hay có dịp để sáng tạo mà đa số doanh nghiệp ít dám mạo hiểm với những thứ này, họ chấp nhận làm việc theo một quĩ đạo ổn định trước đó thành thử việc bạn làm việc trên những thứ buồn tẻ lặp đi lặp lại là đương nhiên, việc “lục nghề” là điều khó tránh khỏi và còn mệt mõi hơn khi bạn tìm kiếm một môi trường khác với một quĩ đạo khác…. bạn không thể đem theo bất cứ thứ gì ở hành tinh cũ qua đây cả, phải bắt đầu lại.
Tự hào
Nhiều bạn làm trong ngành IT luôn canh cánh một suy nghĩ là những anh IT già đã hết thời và không chịu tiếp nhận ý kiến người đi trước, đó là một sai lầm đáng tiếc và theo thời gian nó sẽ hình thành một thái độ chống đối trong môi trường teamwork.
Ngộ nhận
Nghề IT không có gì cao quí cả vì đa số cũng chỉ là kẻ làm thuê làm mướn cho những quốc gia giàu có hơn, nên việc tự cho mình là cao siêu khi mới làm được vài ứng dụng be bé đã đẩy đa số IT Việt Nam vào sự ngông cuồng khi có nhiều anh luôn cãi lại ý khách hàng và tự mãn đến mức quên đi việc phát triển bản thân là vậy.
Thảnh thơi
Tại hạ dám chắc có hơn 50% những bạn trẻ còn ngồi trên giảng đường nghĩ về một cuộc sống màu hồng trong ngành IT này, họ nghĩ doanh nghiệp khát khao họ và tài năng họ lĩnh thụ sẽ sớm muộn được khẳng định. Đó là một sai lầm đáng tiếc!, qua rồi cái thuở IT khan hiếm và lương khủng rồi… IT bây giờ nếu không muốn nói là thừa mứa ra, những gì bạn học được gần như chỉ để phát triển tư duy mà thôi nó hoàn toàn không mấy thực tế với môi trường thực tiễn cả, khi mà công nghệ bên ngoài vượt xa những gì bạn được biết. Nên việc thảnh thơi với những bài tập điểm 10 trên lớp mà quên đi việc tự mày mò tìm hiểu thêm thì việc tụt hậu, thất nghiệp là điều dễ hiểu…
Giấc mơ của tôi ở đâu?
Ai bước chân vào nghề này rồi không ước mơ một lần mình sáng chế ra thứ gì đó hoành tráng cho đời chứ? hay ít ra cũng là có một công ty nho nhỏ cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho nước nhà, nhưng có được bao nhiêu giấc mơ đó thành hiện thực? để rồi thoắt cái nhìn lại đã là một gã trung niên phải chật vật với cuộc sống cơm áo gạo tiền với bao nhiêu nỗi khát vọng đành gác lại.
Tại hạ khâm phục người Nhật họ dạy con lắm; họ bảo với nhau rằng “Nước mình không được thiên nhiên ưu đãi, luôn có thiên tai và bị trơ trọi sau chiến tranh, muốn vươn lên phải biết tự lực và siêng năng”, cái suy nghĩ tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng đã rót vào hàng chục thế hệ người Nhật mãnh mẽ và ý thức tột độ. Tại hạ không mấy hài lòng về cách họ cư xử với người Việt nhưng nể cách làm việc của họ, đừng so sánh vài điểm hạn chế của họ với hàng tá tích cực của mình, hãy nhìn tổng quan họ hơn ta nhiều thứ lắm… vậy là đủ rồi.
Nếu muốn giấc mơ thành hiện thực tôi hy vọng mọi người hãy tạm gác những cái suy nghĩ về sự “hào hùng, vẻ vang”, “rừng vàng biển bạc” lại mà hãy chấp nhận một thực tế, bởi lẽ chỉ có doremon mới quay về quá khứ được, còn hiện tại và tương lai chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa, cũng không nên đổ lỗi cho các từ như: tại, vì, do, nhưng, mà, bởi…. được, chúng ta yếu kém chúng ta phải thừa nhận và chúng ta lạc lối chúng ta phải định hướng lại, tôi cũng vậy!!!
Tại hạ viết bài này không phải khiến bạn có cái nhìn tiêu cực về ngành IT mà là nói lên góc khuất mà ít hệ thống giáo dục IT nào hay doanh nghiệp nào dám thừa nhận và chia sẻ, IT sẽ mang đến thăng trầm cho những ai ù lì ít chịu khó tìm tòi chỉ dựa vào những lời đồn đoán và tự mãn hão huyền nhưng nó sẽ mang đến cho bạn sự thích thú, thăng hoa khi bạn đổ hết nhiệt huyết và đam mê vào nó, nó không có chỗ đứng cho sự tèn tèn, bỏ mặc thế sự… nên nhớ IT là một cô gái xinh đẹp và cần được nuông chìu đúng mực.
Đừng bỏ bê nó!!!