Cái tùng phồng!

Có lần nói chuyện với một cây bút của 1 tờ báo lớn bên US này, anh luôn mỉa mai người Việt hay chế ra các từ xàm xí như "Tự Sướng" rồi "Thu Giá"...là sai trật.

Rồi bàn đến cái "công cụ" trang phục của Tây (như hình) thì anh hỏi tôi:

- Cái này kêu là cái gì?
- Người ta kêu là cái tùng phồng, tôi trả lời

Anh phá lên cười mà rằng những cái từ ngữ không thể hiểu nổi, tôi gặng:

- Với tôi chẳng có từ nào đúng, cũng chẳng có từ nào sai cả. Tôi thừa nhận những cái ngôn từ "Tự Sướng" kia là tục tĩu nhưng nó không xuất phát từ những người có tri thức, nó là một sản phẩm của đời sống bình dân và sự tiến hóa của xã hội. Nếu chịu nhìn nhận lại (xem trang https://ca-dao.com) thì ta cũng thấy rõ người xưa có có hàng vạn câu ca dao bông đùa-tục tĩu không kém. 

Nó xuất phát từ nhận thức đơn giản và có phần bản năng của tạo hóa, hay nói cách khác người xưa quan niệm nhiều vấn đề xoay quanh đời sống tình dục là chính; như người Chăm thờ bộ phận sinh thực khí Linga-Yoni (hình tượng bộ phận sinh dục Nam), hay người ta quan niệm mưa gió là do ông trời bà trời đang hoan lạc mà ra



Quan niệm mưa như sinh hoạt tình dục giữa Trời và Đất chính là quan hệ âm dương, coi như Trời là cha, Đất là mẹ, mưa từ trên trời xuống, nó sẽ làm cho đất sinh sôi, nảy nở, một hình tượng rất phổ biến, từ xưa đến nay cả khu vực người Việt, các dân tộc đều quan niệm như vậy. Nó như kết hợp Âm dương, quan niệm lưỡng hợp, một phần của tín ngưỡng phồn thực, khiến cho mọi vật sinh sôi, nảy nở.

Tại sao người ta lại nói tục? đó không phải là sản phẩm bình dân rất... đời hay sao? Tại sao lại tự cho mình thanh cao? con người biết được 1 từ ngữ được cho là tục tĩu khi họ được học qua nó và am hiểu tận tường về nó. Ngôn ngữ và văn hóa là hai thứ phải được thừa nhận và vun đắp. Nơi nào không có sự thô tục và ô nhục chứ?

Lịch sử đã cho thấy, trong suốt quá trình tiến hóa của bất kỳ dân tộc hay ngôn ngữ nào đều luôn có sự xuất hiện những từ mới và mai một của những từ cũ. Ngôn ngữ đời sống nó không có tội nó cũng không xàm xí như cách mà ông già Bùi Hiền và mấy nhà ngôn ngữ kém cỏi tạo ra. Bản thân nó nó sẽ tự vận động, tự hình thành và tồn tại theo sự thừa nhận của xã hội, đừng cố thay đổi nó.

Tại hạ không cổ xúy cho việc sáng tạo những ngôn từ "kém văn hóa" nhưng đó là một lẽ đương nhiên của quá trình tiến hóa mà ta phải chấp nhận để cái mới được tạo ra, mà có thể sau đó cần phải chỉnh sửa hay đào thải (đó không là chuyện của một người đó là chuyện của số đông, của sự lan tỏa), còn hơn là việc ngồi đó chê trách-mỉa mai mà không tạo ra bất kỳ một sự vận động nào.

Tôi hỏi lại anh:

- Thế cái "tùng phồng" bên Mỹ người Việt gọi là gì? anh lắc đầu không biết. 

Ít ra ở Việt Nam người ta vẫn còn đặt được tên cho nó...